Baì tập tình huống môn Luật Thương Mại Quốc Tế

Tình huống:
Công ty ABC của Việt Nam chào hàng để bán một số túi da cho công ty DEF của Nhật Bản. Chào hàng ghi rõ có hiệu lực trong vòng 15 ngày từ thời điểm gửi đi (ngày 5/1/2007).
Nhận được chào hàng này vào ngày 10/1/ 2007, công ty DEF chấp nhận các điều kiện của chào hàng, chỉ thay đổi nội dung liên quan giải quyết tranh chấp là trọng tài của Phòng Thương Mại Quốc Tế (ICC).
Áp dụng quy định của công ước Vienna (1980) & bộ luật Dân sự Việt Nam (2005).
1, Trả lời của DEF có được xem là một chấp nhận chào hàng hay không?
2, Giả sử trả lời của DEF là một chấp nhận chào hàng nhưng ABC lại nhận được vào ngày 28/1 thì đây có phải là chấp nhận chào hàng không?
3, Giả sử trả lời của DEF là chấp nhận chào hàng thì hợp đồng được ký vào ngày nào?

Bài làm:

1. Trả lời của DEF không được xem là một chấp nhận chào hàng.Vì:
Theo điều 18 – điều 24 của công ước Vienna 1980
CISG quy định chấp nhận chào hàng là sự chấp nhận toàn bộ nội dung của chào hàng. Bất kì sự thay đổi, bổ sung nào với chào hàng ban đầu đều được xem như sự từ chối chào hàng và cấu thành chào hàng mới, trừ phi các nội dung mới không làm thay đổi cơ bản nội dung của chào hàng ban đầu. Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đều được coi là biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng.
DEF đã thay đổi nội dung liên quan giải quyết tranh chấp, do đó được coi là biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng. Vì vậy trả lời của DEF không được xem là chấp nhận chào hàng.

2. 2a.
Giả sử trả lời của DEF là một chấp nhận chào hàng, nhưng ABC lại nhận được vào ngày 28/1 thì đây không phải là chấp nhận chào hàng. Vì:
Theo Khoản 1 Điều 390 BLDS 2005
Đề Nghị giao kết được chấm dứt khi: hết thời hạn trả lời chấp nhận mà chưa nhận được Chấp Nhận của Bên Được Đề Nghị.
Trên thư chào hàng của ABC ghi rõ có hiệu lực trong vòng 15 ngày, tức có hiệu lực đến ngày 20/1. Đến ngày 28/1 thì đã hết thời hạn trả lời chấp nhận mà ABC mới nhận được Chấp nhận của DEF. Do đó, đây không phải là chấp nhận chào hàng.

2b.
Tuy nhiên, theo điều 397 BLDS 2005: Chấp Nhận vẫn có hiệu lực nếu đến chậm vì lý do khách quan với điều kiện Bên Đề Nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này. Tức, vì một lý do khách quan nào đó mà trả lời của DEF đến chậm, và lý do đó được ABC chấp nhận, thì đây được coi là chấp nhận chào hàng.


3. Giả sử trả lời của DEF là chấp nhận chào hàng thì hợp đồng được ký vào ngày 10/01/2007.
Theo điều 23, công ước Vienna 1980:
Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ lúc sự chấp nhận chào hàng có hiệu lực.
Ngày 10/1 DEF nhận được chào hàng và chấp nhận chào hàng, tức ngày 10/1 chào hàng có hiệu lực, hợp đồng được coi là đã ký kết.